top of page
Screen Shot 2018-11-13 at 12.00.40.png
ewrwe.jpg

ANALYSIS OF FINDINGS

2017 has been a very difficult year in Vietnam for human rights activists and bloggers with at least 29 arrests taking place since January. Twelve of these individuals have already been convicted and sentenced to jail terms; 17 others have been formally charged and placed in pre-trial detention.  The twelve who were arrested and convicted this year together with Nguyen Ngoc Nhu Quynh, a blogger name by the nom de plume Me Nam (“Mother Mushroom”), and Tran Minh Loi, both of whom were arrested last year and convicted in 2017, have between them received a total of 65 years and one month in prison followed by 13 years under house arrest.

 

These arrests in 2017 bring the number of prisoners of conscience in Vietnam currently detained or imprisoned to 165 individuals. The term prisoner of conscience was created in the 1960s and refers to any person arrested for his/her political, religious or conscientiously held beliefs, ethnic origin, sex, colour, language, national or social origin, economic status, birth, sexual orientation or other status, who have not used violence or advocated hatred. Therefore, people engaged in any act of violence or who have advocated the violent overthrow of the government of Vietnam are excluded from our database of prisoners of conscience.

 

The men and women in our database include human rights defenders (HRDs); bloggers, lawyers, trade unionists, land rights activists, political dissidents, and environmental campaigners who have exercised their internationally protected rights, such as the right to freedom of expression, to promote and protect the rights of others. The database also includes members of non-registered religious communities; include some who have actively engaged in the promotion and protection of freedom of religion or belief and others who have been detained simply for professing or practicing their faith.

 

It is impossible to state conclusively the number of prisoners of conscience in Vietnam. The government’s near-complete control of media and the opaque ways in which the criminal and judicial systems operate mean that it is highly likely that there are others behind bars who meet the definition that has not been identified by the NOW! Campaign. The 165 are, with one exception, all behind bars, whether in detention awaiting trial or serving prison sentences after conviction. The sentencing of HRDs in Vietnam routinely includes prison sentences followed by terms of house arrest. Those who are currently under house arrest having already served their prison sentences are not named on this website. Venerable Thich Quang Do, the patriarch of the Unified Buddhist Church of Vietnam, is the only person named by the NOW! Campaign who is not behind bars. After early release in 1998 from a five-year prison sentence he received in 1995, he was placed under administrative surveillance and has remained under some form of imprisonment or arbitrary detention for the 19 years and two months since. He is currently arbitrarily detained within the confines of a temple. 

 

Methodology

The NOW! Campaign database of prisoners of conscience is compiled using publicly available sources. We have used publicly available lists of Vietnamese prisoners of conscience published by international human rights organisations, including Amnesty International and Human Rights Watch, as well as by the Former Vietnamese Prisoners of Conscience Association. For the most part, the individuals identified in those lists have also been included in articles published in Vietnamese state-run media or independent media. In some cases, information has also been published in blogs and on Twitter and Facebook. 

 

As part of the rigorous methodology behind the compilation of the NOW! Campaign database, special consideration was given to ensuring that those named by the Campaign have not engaged in violence or advocated violence or hatred.

 

Any details pertaining to individuals named by the Campaign, such as gender or ethnicity where that information is not provided, is greatly appreciated. Information about individuals not named by the Campaign but who meet the definition of prisoner of conscience is also very welcome. To contact the Campaign to provide information, please email vietnampocs@gmail.com

 

Statistical analysis 

The following is an overview of the statistical breakdown of the prisoners of conscience identified by the NOW! Campaign. For the most part, the NOW! Campaign has gathered information pertaining to the age, gender, ethnicity, religion, arrest, charge, and sentence of those identified on the list. Of the 165 cases included, a full or at least near to full set of information has been compiled in 135 cases. However, barriers to information in Vietnam are such that in 30 cases, it has been possible for the NOW! Campaign to confirm only the identity of the individual in question the fact that he/she has been arrested and detained/imprisoned for exercising/her rights; and for the most part, gender and ethnicity. In the analysis below, any gaps in information is stated.

 

Ethnicity and gender

The prisoners of conscience identified by the Campaign are overwhelmingly male. Of the 154 cases in which the gender of the individual is known, 140 are men and 14 are women. In the remaining 11 cases, the Campaign has been unable to confirm the gender of the individual in question.

 

 

 

Screen Shot 2017-11-11 at 08.39.10.png

 Figure 1: Gender and ethnicity

Vietnam is the 15th most populous country in the world with a population of 95 million people. The country is home to 54 ethnic groups with the majority Kinh making up 86% of the total population. Just over half – 52.7%, 87 people – of the 165 men and women identified by the NOW! Campaign as prisoners of conscience is ethnic Kinh. The second largest ethnic grouping represented on the list is Montagnards, a term used to refer collectively to a range of indigenous minority groups from the Central Highlands of Vietnam, most of whom are Christian. These groups include ethnic Jarai, Bahnar, Ede (or Rhadé), Mnong (or Bunong), Koho and Stieng. While the Montagnard population of Vietnam is estimated at around one million, slightly over 1% of the total population, 43.6% of the prisoners of conscience identified by the Campaign are Montagnard, 72 people in total. This is a hugely disproportionate number compared to the demographical breakdown of the country and highlights the targeting by the Vietnamese authorities of Montagnard people. Only one prisoner of conscience identified by the Campaign is Khmer Krom; ethnic Khmer from the Mekong Delta region of southern Vietnam. Of the remaining five prisoners of conscience, 2.4% of the total, the Campaign has been unable to identify their ethnicity. The following paragraphs set out more detail on the charges and sentencing of prisoners of conscience from different ethnic groups.

 


Kinh

Of the 87 prisoners of conscience identified by the Campaign from the majority ethnic Kinh group, 74 are men and 13 are women. Kinh prisoners of conscience of either gender were, for the most part, charged or convicted under Article 79, “plotting to overthrow the government”, or Article 88, “conducting propaganda against the state”. Whereas Article 88 carries a prison sentence of between three and 20 years, an individual convicted under Article 79 can receive a sentence of between five years and life imprisonment, depending on the mode of participation. Le Xuan Phuc (male) is an ethnic Kinh prisoner of conscience convicted under Article 79. He was arrested in February 2012 and received a 15-year prison sentence followed by five years of house arrest for peaceful activism calling for the protection of the environment in his home province, Phu Yen. He was 61 years old when he was arrested. He is in poor health and will be 76 years old when he is released from prison; 81 when he completes his house arrest.

Screen Shot 2017-11-11 at 08.35.37.png

Figure 2: Charges of ethnic Kinh according to gender

Montagnard

Montagnard prisoners of conscience represent 72 individuals in the NOW! Campaign database: 61 men, 1 woman and 10 unknown. They are mostly Jarai, Ede and Bahnar, from the four provinces of Dak Lak, Dak Nong, Gia Lai, and Kon Tum. Figure 2 sets out the timing of the convictions of the Montagnards who are currently in prison for whom information on the timing of their conviction is available. There are three notable spikes in convictions, in 2009, 2011 and 2012. As stated above, Montagnards are disproportionately represented among prisoners of conscience in Vietnam. As documented by various human rights organizations, including in a series of reports by Human Rights Watch, Montagnards face severe levels of repression in Vietnam.[1] They are indigenous and religious minorities who have been the victim of large-scale forcible transfers of land that have been made to accommodate mass influxes of ethnic Kinh into areas that have been home to Montagnards for generations. In many cases, the treatment of Montagnards by Vietnam constitutes persecution and hundreds have left the country in recent years, seeking recognition of their status as refugees in neighboring countries, namely Cambodia and Thailand.

Screen Shot 2017-11-11 at 08.41.38.png

Figure 3: Number of Montagnard detained between 2004 and 2017. This graph does not include 24 Montagnards for whom we do not have specific information as to the timing of their arrests.

Khmer Krom

The only prisoner of conscience identified by the NOW! Campaign who is neither Kinh nor Montagnard and for whom there is available information as to ethnicity is Venerable Thach Thuol, the head of Ta Set Pagoda, Soc Trang province. Venerable Thach was an outspoken critic of the mistreatment of Khmer Krom Buddhists who refused to be assimilated into the government sanctioned Vietnam Buddhist Sangha. He also spoke out against the authorities rejections of his requests to be allowed to teach the Khmer language to Khmer Krom children at his pagoda. In May 2013, authorities set out to defrock him and evicted him from Ta Set Pagoda but met with resistance by people at the temple. Venerable Thach attempt to flee to a safe location with three other Khmer Krom monks, Thach Rum Rit, TraQuanh Tha, and Lieu Ny. The four were arrested and subsequently convicted under Article 91 of the Penal Code, “fleeing abroad to act against the people’s government”. The three others served prison sentences of between two and four years and have since been released. Venerable Thach is due for release in 2019.

Screen Shot 2017-11-11 at 08.47.18.png

Figure 4: information on five prisoners of conscience whose ethnicity has not been confirmed

The five individuals whose ethnicity cannot be confirmed include four men and one individual for whom no information is available as to gender. They are Tran Quan; Ta Khu; Phan Thanh Y; Trang A Cho, and Ngu (aka Ba San). Three were swept up in the crackdown on the An Dan Dai Dao Buddhist sect that took place between February and November 2012. The sect was founded in 1969 in South Vietnam. It was subsequently outlawed by the Communist authorities after the fall of the South in 1975. The crackdown in 2012 saw the arrest of several An Dan Dai Dao leaders. These leaders account for 23 of the prisoners of conscience identified by the Campaign. They were charged and convicted under Articles 79 and 230 of the Penal Code. They are serving lengthy sentences. Phan Van Thu (aka Tran Cong), the founder of the sect, was given a life sentence. All temples and land owned by the sect have been confiscated by the authorities.


Charges 

Of the 165 cases included in the NOW! Campaign database, information on charges, convictions and sentencing is available for 135.

 

Articles 79, “plotting to overthrow the government”, and 88, “conducting propaganda against the state”, are the most notorious provisions of Vietnam’s criminal law in the minds of the HRD community as reflected by the choice of name of one of the Campaign’s endorsers, The 88 Project, an organization that campaigns for freedom of expression in Vietnam. These offenses, both of which fall under Chapter XI of the Code, which defines national security crimes, are notorious for a reason. Of the 135 of the cases for information on charges and convictions is available, 62 cases are under Articles 79 and 88. All of these cases involve individuals who are ethnic Kinh with the exception of three men convicted under Article 79 for whom there is no information as to ethnicity (see above). While no ethnic minority prisoners of conscience are charged or convicted under these articles, on the basis of the cases that we have information as to ethnicity for, roughly half of the cases of the Montagnard prisoners of conscience identified, 38 in total, fall under Article 87, another national security charge which criminalises  “infringing the unity policy [of Vietnam]”. Two other charges falling under Chapter XI, Article 89, “disrupting security” and Article 91, “fleeing abroad or defecting to stay overseas with a view to opposing the people’s administration”, were used in three cases.

 

Charges that are contained in other chapters of the Penal Code which have been used include Article 245, "Causing public disorder"; Article 247, "Performing superstitious practices"; Article 257, "Resisting persons in the performance of their official duties"; Article 258, "Abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the State"; and Article 304, "Failing to execute judgments".

Screen Shot 2017-11-11 at 08.50.32.png

Figure 5: Breakdown of charges

Two cases that stand out as unusual insofar as charges are concerned are those of Tran Minh Loi and Nguyen Van Huu. Loi. The latter was convicted under a charge of bribery but it is unclear which specific article his case came under. He had campaigned against corruption and was convicted in March 2017 and given a six and a half year prison sentence. The choice of charge in the case of Nguyen Van Huu was Article 230, “illegally manufacturing, stockpiling, transporting, using, trading in or appropriating military weapons and/or technical means”. Huu is one of the 23 An Dan Dai Dao prisoners of conscience. He had been using explosives to break rocks in the construction of the medical center that was being built by the sect. Despite the extreme nature of the charge, he received a lower sentence than his co-adherents. He is serving a six-year prison sentence and is reported to be held in Song Cai Prison in Phu Yen province.


Sentencing

Of the 135 prisoners of conscience for whom there is detailed information available, 32 are in pre-trial detention. Together they have already spent 234 months behind bars, 19 and-a-half years. The 103 who have been convicted are, between them, serving prison sentences of 955 years and one month in total to be followed by 204 years under house arrest. This does not include the time already served by Thich Quang Do, the patriarch of the independent United Buddhist Church of Vietnam. In August 1998, Venerable Thich Do had received an early release from a five-year prison sentence he had received under Article 87 in 1995 only to be put under administrative surveillance the following month. He has since spent the last 19 years and two months in some form of imprisonment or arbitrary detention. He is currently arbitrarily detained in his pagoda. Also not included in this calculation is the five years and 10 months already served by Phan Van Thu, the founder of a minority Buddhist sect who is serving a life sentence. These figures together add to 999 years and seven months and does not include the 30 cases for which information on sentencing is unavailable and the sentences that those in pre-trial detention will receive in the inevitable event that they are convicted.

Phân Tích Về Các Sự Kiện

Năm 2017 là một năm đầy khó khăn ở Việt Nam đối với các nhà hoạt động nhân quyền và blogger với ít nhất là 29 người bị bắt giữ bắt đầu từ tháng Giêng (January). Mười hai trong số những người này đã bị buộc tội và bị kết án tù; 17 người khác đã bị chính thức buộc tội và bị tạm giam trước khi xét xử. Mười hai người đã bị bắt và kết án trong năm nay cùng với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một blogger với bút hiệu “Mẹ Nấm" và Trần Minh Lợi, cả hai người này đều bị bắt năm ngoái và bị kết án năm 2017; tất cà những người này đã nhận được tổng cộng 65 năm và một tháng tù giam, và 13 năm bị quản thúc tại gia.

 

Những vụ bắt giữ vào năm 2017 đưa số TNLT ở Việt Nam hiện đang bị giam trong tù hoặc tạm giam lên 165 người. Thuật ngữ TNLT được tạo ra vào thập niên 1960 và đề cập đến bất kỳ người nào bị bắt vì lý do chính trị, tín ngưỡng hay niềm tin từ lương tâm, nguồn gốc dân tộc, giới tính, màu da, ngôn ngữ, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tình trạng kinh tế, sinh ra, khuynh hướng tình dục hoặc tình trạng khác, những người này không dùng bạo lực hoặc cổ động cho hận thù. Vì vậy, những người có hành vi bạo lực hoặc những người cổ động việc lật đổ chính quyền của Việt Nam bằng bạo lực bị loại khỏi hệ thống dữ liệu về TNLT của chúng tôi.

 

Những người trong hệ thống dữ liệu của chúng tôi bao gồm các nhà bảo vệ nhân quyền (HRDs: Human Rights Defenders); blogger, luật sư, những nhà hoạt động cho nghiệp đoàn, nhà hoạt động cho chủ quyền đất đai, các nhà bất đồng chính kiến, và các nhà vận động cho môi trường, những người này đã thực thi các quyền được quốc tế bảo vệ như quyền tự do ngôn luận, nhằm phát huy và bảo vệ quyền của người khác. Hệ thống dữ liệu cũng bao gồm các thành viên của các cộng đồng tôn giáo không đăng ký; bao gồm một số người đã tích cực tham gia vào việc phát huy và bảo vệ tự do tôn giáo hayniềm tin và những người khác đã bị giam giữ chỉ vì tỏ bày hoặc thực hành đức tin của họ.

 

Không thể nêu rõ số tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Chính phủ gần như hoàn toàn kiểm soát các phương tiện truyền thông và các phương cách mơ hồáp dụng vào các hệ thống hình sự và tư pháp, điều đó có nghĩa là - rất có thể là - có những người khác bị giam giữđã đáp ứng được định nghĩa TNLT mà chưa được xác định bởi Chiến Dịch NOW! 165 người, trừ một trường hợp ngoại lệ, tất cả những người bị giam cầm, hoặc đang bị tạm giam chờ đợi xét xử, hoặc chấp hành hình phạt tù sau khi bị kết án. Việc tuyên án về HRD ở Việt Nam thường bao gồm các bản án tù giam theo sau là thời gian bắt giữ tại nhà (quản thúc tại gia). Những người hiện đang bị quản thúc tại gia và đã từng ở tù không được ghi tên trên trang mạng web này. Hòa thượng Thích Quảng Độ, Đức Tăng Thống của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, là người duy nhất được ghi trong hệ thống dữ liệu của Chiến Dịch NOW! mà không bị giam cầm vào thời điểm này.  Sau khi được trả tự do vào năm 1998 với án tù 5 năm được tuyên án vào năm 1995, Hoà Thượng đã bị giám sát hánh chánh và được xem đó như một hình thức giam cầm hay tạm giam trong 19 năm và 2 tháng kể từ ngày đó (năm 1998).  Hoà Thượng đang bị tạm giam trong khuôn viên chùa.

 

 

Phương Pháp

Hệ thống dữ liệu của chiến dịch NOW! về tù nhân lương tâm được biên soạn căn cứ vào các nguồn tin công khaicó sẵn. Chúng tôi đã sử dụng danh sách các tù nhân lương tâm Việt Nam được công bố bởi các tổ chức nhân quyền quốc tế, bao gồm Tổ chức Ân Xá Quốc Tế và Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền, cũng như của Hiệp Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam. Phần lớn, các cá nhân được xác định trong danh sách này cũng đã được đưa nêu lên trong các bài báo đăng trên các phương tiện truyền thông của nhà nước Việt Nam hoặc các phương tiện truyền thông độc lập. Trong một số trường hợp, thông tin cũng đã được đăng tải trên các trang blog, trên Twitter và Facebook.

 

Chiến Dịch NOW! đã xử dụng phương pháp chính xácđể thu lượm các thông tin khiđưa vào hệ thống dữ liệu!  chúng tôi xem xét kỹ lưỡngđể đảm bảo rằng những người được đưa vào danh sách của Chiến Dịch này đã không dùng bạo lực hay cổ động cho bạo lực hay hận thù.

 

Chúng tôi rất mong nhận được các chi tiết còn khiếm khuyết liên quan đến những cá nhân có tên trongdanh sách mà Chiến dịch đưa ra, chẳng hạn như thông tin về giới tính hay dân tộc của đương sự mà trong dữ liệu của chúng tôi không có. Chúng tôi cũng mong muốn nhận được thông tin về các cá nhân hội đủ điều kiện nêu ra trong định nghĩa TNLT mà chưa được nêu tên trong danh sách. Chúng tôi chân thành cảm tạ quý vị về việc gửi các thông tin trên cho chúng tôi. Để liên lạc với Chiến Dịch nhằm cung cấp thông tin, xin quý vị vui lòng gửi email tới vietnampocs@gmail.com

 

 

Phân tích thống kê

Sau đây là tổng quan về sự phân tích thống kê của các tù nhân lương tâm được xác định bởi Chiến dịch NOW! Đa phần, Chiến Dịch NOW! đã thu thập thông tin liên quan đến tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, việc bắt giữ, sự buộc tội và án phạt của những người được xác định trong danh sách. Trong số 165 trường hợp, có 135 trường hợp mà thông tin thu lượmđược xem như toàn bộ hay gần như toàn bộ. Tuy nhiên, các rào cản về thông tin tại Việt Nam đã đưa đến sự kiện là 30 trường hợpmà Chiến Dịch NOW!chỉ có thể nhận dạng là cá nhân được đề cập đến đã bị bắt giữ và bỏ tù vì họ thực thi các quyền của mình;và phần lớn là thông tin về giới tính và dân tộc. Trong phân tích dưới đây, những khiếm khuyết về thông tin sẽ được nêu ra.

 

 

Dân Tộc và Giới Tính

Các TNLTđược Chiến Dịch NOW! xác định thì tuyệt đại đa số là nam giới. Trong số 154 trường hợp mà giới tính của cá nhân được ghi nhận, 140 là nam giới và 14 là phụ nữ. Trong 11 trường hợp còn lại, Chiến Dịch không thể xác nhận giới tính của cá nhân được đề cập đến.

Screen Shot 2017-11-11 at 08.39.10.png

Hình 1: Giới tính và dân tộc

Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới với dân số 95 triệu người. Đất nước này có 54 dân tộc với đa số người Kinh chiếm 86% tổng dân số. Chỉ hơn một nửa hay 52,7%, 87 người trong số 165 người đàn ông và đàn bà được xác định bởi Chiến Dịch NOW!  là tù nhân lương tâm thuộc dân tộc Kinh. Nhóm dân tộc lớn thứ hai trong danh sách này là Người Thượng, một thuật ngữ dùng để chỉ tập thể củamột số nhóm thiểu số bản địa vùng Tây Nguyên của Việt Nam, đa số là người theo Cơ Đốc Giáo. Các nhóm này gồm có dân tộc Jarai, Bahnar, Ede (hoặc Rhadé), Mnong (hoặc Bunong), Koho và Stieng. Trong khi dân số người Thượng ở Việt Nam ước tính khoảng một triệu người, chiếm khoảng trên 1% tổng dân số của Việt Nam, thì 43.6% của tổng số tù nhân lương tâm do Chiến Dịch xác định là người Thượng, tổng cộng có 72 người Thượng trong số TNLT được xác định. Đây là một sự không cân xứng quá lớn khi so sánh về nhân số người Thượng trên nhân số người Kinh và làm nổi bật mục tiêu mà nhà chức trách Việt Nam nhắm đến người Thượng. Chỉ một tù nhân lương tâm được xác định bởi Chiến Dịch là Khmer Krom; dân tộc Khmer cư ngụ trong vùng đồng bằng sông Cửu Long của miền Nam Việt Nam. Trường hợp5TNLT còn lại, tức là 2.4% trên tổng số, Chiến Dịch đã không thể xác định được sắc tộc của họ. Phần dưới đây của bài này đề cập đến nhiều chi tiết hơn về sự cáo buộc của chính quyền và kết án các tù TNLTthuộc các nhóm dân tộc khác nhau.

 

Người Kinh

Trong số 87 TNLT được xác định bởi Chiến Dịch từ nhóm người đa số - người Kinh, 74 người nam và 13 là nữ. Những TNLT người Kinh, nam hay nữ, đa số bị buộc tội hoặc bị kết án theo Điều 79, "âm mưu lật đổ chính phủ", hoặc Điều 88 "tuyên truyền chống nhà nước". Trong trường hợp Điều 88 bị phạt tù từ 3 đến 20 năm, cá nhân bị kết án theo Điều 79 có thể bị phạt tù từ 5 năm đến tù chung thân, tùy theo hình thức tham gia. Lê Xuân Phúc (nam) là một TNLT dân tộc Kinh bị kết án theo Điều 79. Ông ta bị bắt vào tháng Hai năm 2012 và nhận một án tù 15 năm, tiếp theo là 5 năm bị quản thúc tại gia vì kêu gọi bảo vệ môi trường một cách ôn hoà ở tỉnh nhà Phú Yên. Ông ta đã 61 tuổi khi bị bắt. Ông ta là một người yếu đuối, và sau khi mãn hạn tù thì ông tasẽ được76 tuổi; và 81 tuổi khi ông thi hành xong thời gianquản thúc tại gia.

Screen Shot 2017-11-11 at 08.35.37.png

Hình 2: Việc Buộc Tội người Kinh theo giới tính

Người Thượng

Các TNLT người Thượng gồm có 72 cá nhân trong danh sách dữ liệu của Chiến Dịch: 61 nam, 1 nữ và 10 người không rõ giới tính. Đa số là người dân tộc Jarai, Ede và Bahnar, thuộc bốn tỉnh Dak Lak, Đak Nong, Gia Lai và Kon Tum. Hình 2 đưa ra thời gian mà họ bị kết án, nếu chúng tôi có được thông tin này,và hiện nay họ đang ở trong tù. Có ba điểm đáng chú ý là sự nhảy vọt về các vụ kết án xảy ravàocác năm 2009, 2011 và 2012. Như đã nêu trên, tỷ số TNLT người Thượng trên tổng số TNLT không phù hợp với tỷ lệ dân số người Thượng so với dân số người Kinh ở Việt Nam. Như đã được ghi nhận bởi các tổ chức nhân quyền khác nhau, gồm cả một loạt các phúc trình của Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền, người Thượng phải đối mặt với mức độ đàn áp nghiêm trọng tại Việt Nam [1]. Họ là những người thiểu số bản địa và thiểu số tôn giáo đồng thời là nạn nhân của việc chuyển nhượng đất đai đã được thực hiện với quy mô lớn nhằm tạo điều kiện thuận lợi choviệc du nhập một số đông người Kinh vào các khu vực mà người Thượng đã hiện diệntại đây qua nhiều thế hệ. Trong nhiều trường hợp, việc đối xử với người Thượng tại Việt Nam là hành động bức hại, và hàng trăm người đã rời bỏ đất nước trong những năm gần đây, họ cầu khẩn để xin quy chế tị nạn tại các nước láng giềng như Campuchia và Thái Lan.

Screen Shot 2017-11-11 at 08.41.38.png

Hình 3: Số lượng người Thượng bị giam giữ trong khoảng thời gian từnăm 2004 đế năm 2017. Biểu đồ này không bao gồm 24 người Thượng, những người mà chúng tôi không có thông tin cụ thể về thời điểm họ bị bắt giữ.

Người Khmer Krom

Một tù nhân lương tâm duy nhất được xác định bởi Chiến Dịch NOW mà không phải là người Kinh hay người Thượng và NOW có thông tin về sắc tộc của người này làThượng Toạ Thạch Thuol, người đứng đầu chùa Ta Set, tỉnh Sóc Trăng. Thượng Toạ Thạch là người phê bình thẳng thắn về sự ngược đãi những người theo Phật Giáo Khmer Krom, những người này từ chối gia nhập vàoGiáo Hội Phật Giáo Việt Nam do chính quyền kiểm soát chịu. Ông cũng đã lên tiếng chống đối việc chính quyền từ chối yêu cầu của ông xin phép dạy tiếng Khmer cho trẻ em Khmer Krom tại chùa của ông. Vào tháng 5 năm 2013, nhà chức trách đã ra lệnh lột áo Nhà Tu của Ông, và trục xuất ông ra khỏi chùa Ta Set nhưng đã gặp sự chống đối của những người ở tại chùa này. Thượng Toạ Thạch cố gắng chạy trốn đến một địa điểm an toàn với ba nhà sư Khmer Krom khác, Thạch Ram Rit, Tra Quanh Tha và Lieu Ny. Bốn người này đã bị bắt và sau đó bị kết án theo Điều 91 của Bộ luật Hình sự, "trốn chạy ra nước ngoài để hành động chống lại chính phủ nhân dân". Ba người kia đã thi hành án tù từ hai đến bốn năm và sau đó được thả ra. Thượng Toạ Thạch dự kiến sẽ được phóng thích vào năm 2019.

Screen Shot 2017-11-11 at 08.47.18.png

Hình 4: thông tin về năm TNLT mà dân tộc của họ chưa được xác định

Năm cá nhân không thể xác nhận dân tộc của họ gồm có bốn người đàn ông và một cá nhân mà chúng tôi không có thông tin về giới tính. Những người này là Trần Quan; Ta Khu; Phan Thanh Y; Trang A Cho, và Ngu (aka Ba San). Ba người đã bị bắt trong cuộc đàn áp giáo phái Phật giáo Ân Đàn Đại Đạo diễn ra từ tháng 2 đến tháng 11 năm 2012. Giáo phái này được thành lập vào năm 1969 tại miền Nam Việt Nam. Sau đó chính quyền Cộng sản đã cấm hoạt động của họ sau khi miền Nam sụp đổ năm 1975. Cuộc đàn áp năm 2012 đã bắt giữ một số lãnh tụ của Ân Đàn Đại Đạo. Những nhà lãnh đạo này được Chiến Dịch xác định họ là 23 tù nhân lương tâm. Họ bị truy tố và kết án theo Điều 79 và 230 của Bộ luật Hình sự. Họ đang thi hành các bản án với thời gian tù tội thật dài. Phan Van Thu (còn được gọi là Trần Công), người sáng lập ra giáo phái này, đã bị kết án chung thân. Tất cả các chùa và đất đai thuộc sở hữu của giáo phái này đã bị chính quyền tịch thu.

 

 

Các Cáo Buộc

Trong số 165 hồ sơ bao gồm trong dữ liệu của Chiế Dịch NOW! các thông tin về sự cáo buộc, kết án và hình phạt có đầy đủ cho 135 hồ sơ .

 

Các điều 79, "âm mưu lật đổ chính phủ", và 88 "tuyên truyền chống nhà nước" là những quy định khét tiếng nhất của bộ luật hình sự Việt Nam trong tâm trí của cộng đồng Bảo Vệ Nhân Quyền (HRD: Human Rights Defenders) được phản ảnh qua việc chọn tên cho một trong những dự án của Chiến Dịch yểm trợ, Dự Án 88, tên của một tổ chức vận động cho tự do ngôn luận tại Việt Nam. Những quy định về tội phạm này, cả hai đều thuộc Chương XI của Bộ Hình Luật, nói về các tội phạm liên quan đến an ninh quốc gia, đã được nổi tiếng vì lý do đó. Trong số 135 hồ sơ can án mà chúng tôi có thông tin về sự buộc tội và kết án, thì 62 hồ sơ thuộc Điều 79 và 88. Tất cả những trường hợp này đều liên quan đến những người thuộc dân tộc Kinh, ngoại trừ ba người bị kết án theo Điều 79 mà không có thông tin về dân tộc (nhu trình bày ở trên). Trong khi không có tù nhân lương tâm nào thuộc nhóm dân tộc thiểu số bị buộc tội hoặc bị kết án theo những điều này, dựa trên những hồ sơ mà chúng tôi có thông tin về sắc tộc, gần một nửa số hồ sơ, tức là 38 hồ sơ các tù nhân lương tâm Thượng bị buộc tội và kết án theo Điều 87, một quy định buộc tội liên quan đến an ninh quốc gia khác "vi phạm chính sách đoàn kết [của Việt Nam]". Hai quy định khác thuộc Chương XI, Điều 89, "phá rối an ninh" và Điều 91, " chạy trốn ra nước ngoài hay đào tẩu để ở lại nước ngoài nhằm chống lại chính quyền nhân dân" được sử dụng trong ba hồ sơ buộc tội và kết án.

 

Các cáo buộc trong các chương khác của Bộ luật Hình sự đã được sử dụng bao gồm Điều 245, "Gây rối loạn trật tự công cộng"; Điều 247, "Thực hiện các hành vi mê tín dị đoan"; Điều 257, "kháng cựnhững viên chức trong lúc thi hànhcác công vụ"; Điều 258, "Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước"; và Điều 304, "Không thi hành phán quyết".

Screen Shot 2017-11-11 at 08.50.32.png

Hình 5: Phân tích về các cáo buộc

Hai hồ sơkhác thường nổi bật làcác cáo buộc liên quan đến Ô. Trần Minh Loi và Nguyễn Văn Hưu. O. Loi bị kết án vì tội hối lộ, nhưng không rõ cụ thể là căn cứ vào điều nào. Ông đã vận động chống tham nhũng và bị kết án vào tháng 3 năm 2017 và bị phạt tù sáu năm rưỡi. Trong trường hợp của Ô. Nguyễn Văn Hưu thì Điều 230 đã được dùng để buộc tội, "sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán, chiếm đoạt vũ khí quân sự hay/và các phương tiện kỹ thuật". Hưu là một trong số 23 tù nhân lương tâm thuộcÂn Đàn Đại Đào. Ông đã sử dụng thuốc nổ để phá đá để dùng trong việc xây dựng trung tâm y tế đang được giáo phái của ông xây cất. Mặc dù có tính chất cực đoan của sự buộc tội này, ông ta đã bị kết án nhẹ hơn so với các đồng đạo của ông. Ông ta đang thi hành bản án tù 6 năm và được báo cáo cho biết là ông bị giam tại nhà tù Sông Cái ở tỉnh Phú Yên.

 

 

Án Toà

Trong số 135 tù nhân lương tâm mà chúng tôi có thông tin, 32 người đang bị tạm giam trước khi ra hầu toà. Tổng cộng họ đã bị tạm giam 234 tháng hay 19 năm rưỡi. 103 người đã bị kết án và họ đã chịu án tù tổng cộng là 955 năm một tháng và tiếp theo đó là 204 năm bị quản thúc tại gia. Thời gian thọ án nêu trên không bao gồm thời gian mà Hoà Thượng Thích Quảng Độ đã chịu án, Ngài là Tăng Thống của một giáo hội Phật giáo độc lập, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Tháng 8/1998, Hòa Thượng Thích Đỗ đã bị kết án 5 năm tù chiếu theo Điều 87 vào năm 1995, sau đó Ngài đã được trả tự do trước ngày mãn án tù,nhưng Ngàilại bị đưa vào tình trạng giám sát hành chính của chính quyền vào tháng sau đó. Từ đó Ngài đã phải chịu đựng 19 năm hai tháng dưới hình thứcbị cầm tù hoặc tạm giam tùy tiện.  Ngài hiện đang bị giam giữ bất hợp pháp trong chùa của Ngài.  Trường hợp của Ông Phan Văn Thu, người sáng lập của một tông phái Phật giáo thiểu số cũng không được tính vàotổng kết trên; Ông Phan Văn Thu bị kết án án chung thân, và tính đến nay Ông đã thọ án được 5 năm và 10 tháng trong tù. Cộng thêm các con số này thì tổng cộng sẽ là 999 năm và bảy tháng, và con số này chưa kể đến 30 trường hợp buộc tội và kết án mà chúng tôi không có thông tin về án lệnh và thời gian bị tạm giam trước khi ra hầu toà.

bottom of page